Phun ULV và phun tồn lưu là 2 phương pháp phun hóa
chất diệt côn trùng được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng với mục đích phòng và
diệt côn trùng là trung gian gây bệnh truyền nhiễm.
Phương pháp phun ULV là gì?
ULV là viết tắt của từ Ultra Low Volume nghĩa là khối
lượng cực thấp. Phun ULV hay còn gọi là tổ chức phun không gian: phun dưới
dạng mù lạnh, hạt siêu nhỏ.
Ưu điểm của phương pháp phun ULV
Cho hiệu quả gấp 10 lần so với các bình phun cầm tay
thông thường. Do phun và lượng phun cộng với vòi phun mềm dẻo, có thể dễ dàng
phun thuốc vào các vị trí nhỏ hẹp, khó thể với tới.
Luôn ổn định và có thể dễ dàng điều chỉnh tầm phun
xa hoặc gần
Đảm bảo tại các vị trí cần phun sương siêu mịn.
Ứng dụng của phương pháp phun ULV (phun không gian) trong
đời sống
Phun ULV rất phù hợp cho việc xử lý côn trùng, phun
thuốc sát trùng – diệt khuẩn, sâu bọ trong khách sạn, nhà hàng, công sở, bệnh
viện, trang trại quy mô nhỏ, …
Trong tiêu độc, khử trùng, sát khuẩn, diệt bào tử nấm
mốc
Phun ULV kết hợp với một số loại thuốc diệt nấm mốc,
sát trùng, sát khuẩn… pha với nước hoặc để nguyên. Các hạt ULV sẽ lơ lửng trong
không gian và bám vào các bề mặt vật dụng.
Trong phòng dịch sốt xuất huyết và vector
Phun ULV kết hợp với thuốc diệt muỗi như thuốc
diệt côn trùng Permethrin 50EC; Perme UK; Hantox 200; Delta UK; Fendona 10SC;
Lambda Hockley UK; Icon 10CS pha với nước theo với tỷ lệ theo hướng dẫn từng loại
của nhà sản xuất.
Trong chăn nuôi
Phun ULV tiêu độc, khử trùng chuồng trại trước khi
thả gia súc, gia cầm mới.
Nên thường xuyên tiêu độc, sát trùng kiểm soát côn
trùng chuồng trại.
Trong nông nghiệp
Kiểm soát sâu bệnh hiệu quả hơn phun truyền thống.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm nông sản
sẽ ít hơn nhiều.
Phương pháp phun tồn lưu
là gì?
Phun tồn lưu là một kỹ thuật phun nhằm dàn trải
một lượng hoá chất lên bề mặt với nồng độ và liều lượng nhất định, có tác dụng
lâu dài trong việc xua và diệt các loài côn trùng truyền bệnh như: muỗi, ruồi,
gián, bọ chét… và các loài côn trùng khác như: rệp, kiến, ve, mò, mạt…
Ưu điểm của phương pháp phun tồn lưu
Sau khi phun hóa chất có độ độc cao đối với muỗi và côn trùng
nhưng ít gây ảnh hưởng đến người. Đồng thời có độ bám dính trên bề mặt lâu dài
và hấp dẫn côn trùng để tăng hiệu quả. Phun thuốc tồn lưu đem lại
hiệu quả lâu dài, đồng thời, để tăng tính hiệu quả diệt côn trùng.
Nhược điểm của phương pháp phun tồn lưu
Các
hóa chất có thể mất tác dụng nếu côn trùng cần diệt đã tăng sức chịu đựng hoặc
đã kháng lại với hóa chất.
Có
một số loại hóa chất sau khi phun sẽ có mùi hôi, cay nồng hoặc để lại dấu vết
trên tường vách.
Đối
với người mẫn cảm có thể bị dị ứng với hóa chất biểu hiện là cay mắt, nổi ban,
mẩn ngứa khi tiếp xúc với hóa chất trên bề mặt sau phun.
Do
phun dàn trải lên bề mặt lên vẫn có thể xuất hiện côn trùng bay lơ lửng trong
không gian và chỉ có tác dụng khi côn trùng tiếp xúc với bề mặt phun.
Ứng dụng của
phương pháp phun tồn lưu trong đời sống
Phun
tồn lưu trên bề mặt tường, gỗ,… tại các hộ gia đình, cơ quan, trường học có tác
dụng tồn lưu kéo dài từ 4 – 6 tháng tùy loại hóa chất. Tiết kiệm thời gian và
chi phí thực hiện phun so với kỹ thuật phun ULV
Yếu tố quyết định hiệu lực
biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi
Tập
tính trú đậu của côn trùng (muỗi truyền bệnh), thời gian trú đậu trong nhà càng
dài thì hiệu lực của hóa chất phun tồn lưu càng cao, thường một vài giờ trú
đậu, hóa chất đã có khả năng diệt được hầu hết các loài muỗi truyền bệnh. Biết
được vị trí muỗi thích trú đậu cũng là một vấn đề quan trọng vì có một số loài
muỗi chỉ đậu ở phần thấp của tường vách nhưng có một số loài muỗi lại thích đậu
cao trên mái nhà; chỉ cần phun hóa chất vào những nơi muỗi thích trú đậu là có
hiệu quả diệt tốt.
Sự
nhạy cảm của muỗi truyền bệnh đối với hóa chất diệt cũng là yếu tố quyết định
hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu vì thực tế hiện nay, một số loài muỗi đã
tăng khả năng chịu đựng và kháng lại với hóa chất đang sử dụng. Quan sát nhiều
lần thấy muỗi truyền bệnh vẫn sống sau khi đậu trên bề mặt đã phun hóa chất
diệt ít nhất là nửa giờ thì nghi ngờ muỗi đã kháng hóa chất. Để khẳng định tình
trạng kháng hóa chất từ sự nghi ngờ này, cần phải được xác định thông qua kỹ
thuật của bộ thử nhạy cảm theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứ
không thể bằng cảm quan quan sát.
Bề
mặt tường vách và mái nhà để phun tồn lưu hóa chất cũng là yếu tố góp phần vào
tính hiệu quả như tường làm bằng đất hoặc bùn sẽ hấp thụ nhiều hóa chất ở bề
mặt nơi muỗi đậu, loại tường đất có chứa hóa chất gây tăng độ pH làm cho một số
hóa chất bị hủy diệt nhanh. Mái nhà lợp bằng tranh hoặc lá cành cây có nhiều
khe hở là nơi muỗi trú đậu nhưng khi phun thì hóa chất không thể chui lọt vào
các khe hở đó. Bề mặt tốt nhất cho việc phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh là
loại bề mặt không thấm như gỗ ván cứng hoặc các bề mặt đã được quét sơn.
Cần
chọn loại hóa chất thích hợp để phun tồn lưu với mục đích là diệt được muỗi
truyền bệnh sau khi chúng đậu tiếp xúc lên bề mặt phun. Vì vậy hóa chất diệt
thích hợp là loại hóa chất không có tác dụng xua vì nếu có tác dụng xua thì
muỗi không đậu được vào bề mặt có phun hóa chất diệt nên không bị nhiễm độc và
chết. Có một số loại hóa chất phun tồn lưu diệt được muỗi truyền bệnh qua tiếp
xúc, đồng thời nó cũng có hiệu lực diệt qua đường không khí mà không có tác
dụng xua đuổi muỗi như Propoxur, Bendiocarb (thuộc nhóm Carbamat),
Primiphos mentyl, Fenitrothion (thuộc nhóm Phosphore hữu cơ) và phần lớn
các loại hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid tổng hợp (Permethrin; Deltamethrin)